Kiểm tra web chuẩn SEO bằng phần mềm SEO QUAKE là một trong những công cụ được nhiều nhà quản trị web, các SEO lựa chọn. Bởi phần mềm có nhiều tính năng, tương đối dễ sử dụng và cho kết quả chính xác, nhanh.
Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra web chuẩn seo bằng SEO QUAKE để các bạn có thể tự kiểm tra cho web của mình.
Tải và cài đặt SEO QUAKE về trình duyệt
Bạn tải phần mềm tiện ích SEO QUAKE bằng cách sử dụng trình duyệt Firefox hoặc Chrome bạn gõ tìm kiếm SEO QUAKE addon firefox/ SEO QUAKE addon chrome sau đó chọn Add to firefox/ Add to chrome rồi tiến hành rest lại là được.
Sau khi SEO QUAKE được cài lên trình duyệt bạn, bạn sẽ thấy xuất hiện biểu tượng của seo quake trên thanh công. Bạn click vào biểu tượng ở góc màn hình như chúng tôi đã khoanh tròn màu đỏ bên dưới.
Tiến hành kiểm tra web chuẩn SEO bằng SEO QUAKE
Khi bạn cài đặt xong trên trình duyệt sẽ hiện thông về tối ưu cho SEO trang web của bạn bằng các tiêu chí như dưới hình. Bạn cần chi tiết về tiêu chí nào bạn kích vào đó để xem chi tiết.
Bảng chỉ dẫn có 22 tiêu chí để giúp bạn kiểm tra xem web đã đạt chuẩn SEO hay chưa? Những mục nào có tích màu xanh là đã được tối ưu tốt, những mục nào báo “error và warning” thì bạn cần phải lưu ý và xử lý sớm.
Thẻ URL: là thẻ địa chỉ trên thanh địa chỉ của trình duyệt, một thẻ URL tối ưu tốt phải chứa các ký tự được tối ưu, ngắn gọn và thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Thẻ Title: Thẻ title phải gắn và chứa từ khóa (thường có độ dài 70 ký tự), một trang web tốt phải cho bạn tự động thay đổi thẻ này theo ý muốn để có thể thay đổi từ khóa muốn SEO. Đảm bảo mỗi trang trong web có thẻ title khác nhau.
Thẻ Meta description: Thẻ mô tả thông tin của trang, thẻ này dài từ 150 đến 170 ký tự. Nó phải được chứa từ khóa muốn SEO và phải cho phép thay đổi trong trang web vì mỗi trang phải có mô tả khác nhau.
Thẻ Meta Keywords: thẻ này trước kia là quan trong nhưng bây giờ không quan trọng lắm cho SEO , chỉ hỗ trợ SEO trên yahoo , Live… (Google không hỗ trợ).
Thẻ headings: là những thẻ nổi bật trên trang web của bạn , thiết kế web chuẩn SEO là phải có 1 thẻ H1 và từ 1 đến 3 thẻ H2 những thẻ này phải chứa từ khóa.
Thẻ Images: thẻ này có alt thẻ mô tả ảnh để hỗ trợ tìm kiếm ảnh.
Text/HTML ratio: là phần trăm số chữ trên trang web của bạn, những trang web có chứa nhiều chữ sẽ được đánh giá cao hơn.
Thẻ Frames / Flash: Trang web SEO tốt phải không có thẻ Frames và Flash. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
Microformats: dữ liệu có cấu trúc trên trang web.
Schema.org: Schema là đoạn mã code mà bạn đặt trên trang web của mình để giúp các công cụ tìm kiếm trả về kết quả có nhiều thông tin hơn cho người dùng.
The Open Graph: thỏa mãn được tiêu chí này cho phép trang web của bạn được chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội trong đó có Facebook
Twitter Card: bạn có thể xác nhận thẻ của bạn với các công cụ xác nhận thẻ Twitter.
AMP: viết tắt cho Accelerated Mobile Pages- các trang được tối ưu hóa cho di động. Nó là một công nghệ mở cho phép các page trên website của bạn tải nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của người dùng trên thiết bị di động. Google cho biết nó sẽ hiển thị các liên kết đến các trang kích hoạt AMP so với các phiên bản khác của cùng một trang.
Meta viewport: Thẻ meta này cho phép người dùng trải nghiệm web của bạn trên các thiết bị di động và giúp web của bạn có thứ tự cao hơn khi tìm kiếm
File robots.txt: File này điều hướng cho các công cụ tìm kiếm index những trang nào, không cho index những trang nào theo ý muốn của bạn. File này không thể thiếu trên trang web của bạn và bắt buộc phải có.
XML sitemap: File này cũng rất quan trọng , nó giúp google và các công cụ khác index trang của bạn nhanh hơn.
Thẻ Language: thẻ ngôn ngữ của trang web, cho phép bạn check được ở các ngôn ngữ trên web của bạn đã được gắn vào web hay chưa.
Doctype: Định dạng HTML.
Encodin: Mã ngôn ngữ , kiểu chữ Việt Nam là UTF-8.
Google™ Analytics: Công cụ thống kê và xác định chủ sở hữu trang web của google giúp bạn đếm được lượt truy cập một cách chính xác, và những truy vấn tìm kiếm dẫn đến trang của bạn.
Favicon: (Biểu tượng yêu thích) là một ảnh nhỏ hiển thị thị trước tiêu đề của trang web trên thanh tiêu đề của trình duyệt. Favicon cũng được hiển thị khi người dùng bookmark địa chỉ trang web của bạn.
Trên đây là những sưu tầm và đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế của Benet, được cập nhật theo những tiêu chí mới nhất của Google. Cúc các bạn sở hữu một hệ thống website chuẩn SEO top 1 Google nhé.